Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

17 bí mật tư duy triệu phú sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo


Nếu muốn làm một cái gì đó lớn lao hơn, thì phải tiến lên với tất cả đam mê và cả sự đói khát của mình. Thực sự là phải dùng từ đói khát, bởi chúng ta sẽ rất khó chinh phục đỉnh cao khi chúng ta cứ tự ru mình trong chăn ấm đệm êm, nhàn nhã.
Mọi thất bại trong cuộc sống, trong kinh doanh, học tập đều do suy nghĩ sai lầm của bạn mà ra. Tư tưởng nó là nguyên nhân bên trong của mọi vấn đề. Vậy tại sao bạn không thay đổi tư tưởng để phù hợp hơn với cuộc sống, để trở nên giàu có.

Suy nghĩ => Cảm xúc => Hành động => Kết quả

Các nhà tỷ phú là những người có tư tưởng rất đáng để chúng ta học tập. Tôi sẽ cùng các bạn nghiên cứu làm thế nào để thay đổi tư tưởng của mình.
Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng… là những tư duy của một người giàu có, trái ngược hoàn toàn với góc nhìn của người nghèo.

Bộ tranh được chuyển thể từ cuốn sách “Bí mật Tư duy triệu phú

Cuốn sách của tác giả T. Harv Eker nằm trong tốp 1 những cuốn sách về phát triển cá nhân và học làm giàu, nổi tiếng khắp thế giới, sau đây là 17 bức tranh bí mật tư duy triệu phú sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.

1. Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi

Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.


Người giàu luôn tin rằng “Tôi tạo ra cuộc sống của tôi”. Người nghèo tin rằng “Cuộc sống toàn là những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi”. Bạn chứ không ai khác – là người có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ như thế nào. Người giàu chịu trách nhiệm với chính mình về những việc xảy đến với họ trong khi người nghèo khó lại cho rằng mình là nạn nhân. Cách họ phản ứng với vấn đề tài chính là:

– Đổ lỗi cho thị trường, quy trách nhiệm cho chính phủ và nền kinh tế thay vì nhận trách nhiệm với chính mình.
– Biện minh cho sự bất lực của mình trong việc kiếm tiền bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.
– Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.
– Mỗi khi đổ lỗi, biện minh hay oán trách người khác là bạn đang tự đặt thêm những tấm rào chắn trên con đường tài chính vốn đã chật hẹp của mình.

2. Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.


Người giàu tham gia “cuộc chơi kiếm tiền” để giành chiến thắng. Người nghèo tham gia chỉ để không bị thua. Mục đích kiếm tiền của người giàu và người nghèo khác nhau hoàn toàn: người giàu tích lũy một khối lượng lớn của cải để tạo ra sự giàu có.
Người nghèo chỉ cần kiếm đủ tiền để thanh toán các hóa đơn mỗi tháng mà thôi. Havr Eker khuyên bạn rằng nếu bạn muốn giàu lên thì mục đích của bạn phải là làm giàu, không đơn thuẩn chỉ để trang trải sinh hoạt phí và cảm thấy thoải mái mà giàu có nghĩa là phải thật sự sung túc.

3. Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.




Người giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo muốn trở nên giàu có. Lý do khiến phần lớn mọi người không có những thứ như họ mong muốn vì họ không biết mình thực sự muốn gì. Người giàu biết rõ cái họ muốn là sự giàu có; họ luôn kiên định với mong muốn của mình.
Người nghèo, ngược lại, thường xuyên lúng túng và mâu thuẫn với chính mình, lúc mong muốn giàu có, lúc lại e ngại điều đó. Nếu bạn không thật sự quyết tâm làm giàu thì không bao giờ bạn giàu lên được.

4. Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.



Người giàu suy nghĩ khoáng đạt. Người nghèo suy nghĩ hạn hẹp. Định luật về thu nhập được phát biểu rằng “Những giá trị mà bạn nhận được luôn tỉ lệ với giá trị mà bạn bỏ ra (đã tính đến tình trạng thị trường)”. Trong cuốn sách “Trở lại với tình yêu”, tác giả Marianne Williamson cũng nói rằng “Nếu bạn sống hẹp hòi, bạn sẽ không thể phục vụ mọi người. Mọi người sẽ cảm thấy bất an về bạn.
Khi chúng ta để cho mình tỏa sáng thì trong vô thức chúng ta đã kêu gọi người khác làm điều tương tự”. Nếu muốn trở nên giàu có, bạn cần bỏ đi lối suy nghĩ hạn hẹp của mình. Lối tư duy hạn hẹp, kiểu hành động nhỏ nhen chỉ dẫn đến sự túng thiếu và không toại nguyện.
Suy nghĩ khoáng đạt và hành động cao thượng sẽ mang lại cho bạn cả tiền tài lẫn ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống. Bạn có quyền lựa chọn cách sống cho mình!

5. Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.



Người giàu luôn chú trọng đến cơ hội. Người nghèo chỉ quan tâm đến trở ngại. Người giàu chịu trách nhiệm về những kết quả mình nhận được, họ đón đợi thành công vì họ tin vào khả năng và sức sáng tạo của mình. Họ luôn nhìn thấy cơ hội dành cho mình chính vì thế họ không ngần ngại chấp nhận rủi ro.
Ngược lại, người nghèo luôn nghĩ đến thất bại, họ thiếu tự tin vào bản thân cũng như năng lực của mình. Họ luôn thấy trở ngại nên họ không sẵn sàng mạo hiểm. Người giàu luôn chú trọng vào những điều họ muốn trong khi người nghèo lại tập trung suy nghĩ của họ vào những điều họ không muốn. Người giàu thấy cơ hội lập tức nắm bắt lấy nó và trở nên giàu có trong khi người nghèo vẫn “đang chuẩn bị”!
Nhân vật Giàu luôn mang nét biểu cảm tích cực, đứng trên lập trường chủ động với cuộc đời của mình, còn Nghèo lại mang thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề.

6. Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.




Người giàu ngưỡng mộ những người giàu có và thành công khác. Người nghèo bực tức với những ai thành công và giàu có. Con người luôn có những thói quen cũng như định kiến của riêng mình. Ghen tức với người khác cũng là điều khó tránh ở con người. Harv Eker khuyên rằng thay vì bực bội với người giàu, bạn nên tập ngưỡng mộ, tôn trọng, nể phục, chúc phúc cũng như học cách yêu thương họ. Ngạn ngữ Huna có câu “Hãy chúc phúc cho những thứ mà bạn muốn có”. Đây là cách mà những người giàu thường làm.

7. Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.




Người giàu kết giao với những người thành công và có suy nghĩ tích cực. Người nghèo giao du với những người thất bại và luôn suy nghĩ tiêu cực. Người thành công luôn biết nhìn vào những người thành công hơn mình để học hỏi.
Ngược lại, người nghèo hay hồ nghi, phán xét, chỉ trích những thành quả mà người khác có được. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bạn nên học cách chọn người để kết giao, đặc biệt là kết giao với những người lạc quan, thành đạt đồng thời tách mình ra khỏi những người có hành vi, tư tưởng tiêu cực.

8. Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.



Người giàu sẵn sàng tôn vinh bản thân và những giá trị của họ. Người nghèo suy nghĩ một cách tiêu cực về việc bán hàng và quảng bá. Đa số người giàu có là những người có tài quảng bá, sẵn sàng quảng bá cho bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào của mình với lòng đam mê và niềm hăng hái kỳ lạ! Đồng thời họ cũng biết giới thiệu các giá trị của bản thân một cách khéo léo và thu hút.
Điểm mấu chốt ở đây là bạn có thích làm việc này hay không mà quan trọng hơn, bạn có tin vào những gì mình đang nói hay không. Nếu bạn tin vào các giá trị bản thân mình, bạn hoàn toàn tự tin quảng bá điều đó.

9. Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.




Người giàu muốn chinh phục những khó khăn trước mắt. Người nghèo luôn lo nghĩ về những khó khăn phía trước. Người thành đạt và giàu có luôn bình thản đón nhận và xử lý mọi vấn đề của họ, trong khi người thất bại và nghèo khó tỏ ra lúng túng trước vấn đề của mình.
Bí quyết thành công, theo Havr Eker không phải là cố tránh hay chùn bước trước khó khăn mà là phải nâng bản thân mình lên để có thể đứng cao hơn bất kỳ khó khăn nào. Người nghèo luôn giữ thói quen trách móc, than phiền về những khó khăn trước mắt trong khi người giàu không lùi bước trước khó khăn, đặc biệt chẳng bao giờ họ than phiền về những khó khăn mà họ gặp phải.
Tất cả quay về một điều cơ bản: bạn cần rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề của mình và như thế, tất cả với bạn sẽ là không gì cả!

10. Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.




Người giàu là người luôn biết đón nhận. Người nghèo là những người không biết tận dụng cơ hội. Nếu bạn nói bạn xứng đáng để đón nhận một điều gì đó, có nghĩa là bạn sẽ xứng đáng. Nếu bạn nói bạn không xứng đáng, có nghĩa là bạn không xứng đáng. Dù bạn chọn cách nào thì bạn cũng sẽ sống với câu chuyện cuộc đời mình.
Tâm hồn rộng mở và thái độ sẵn sàng đón nhận là những yếu tố vô cùng quan trọng một khi bạn muốn tạo ra của cải cho bản thân cũng như cất giữ số của cái đó. Và đừng quên nói “Cảm ơn” với những điều bạn được đón nhận trong cuộc đời này.

11. Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.


Người giàu thường có cái nhìn xa hơn trong nhiều vấn đề. Họ chú trọng tới kết quả công việc thay vì thời gian

12. Người giàu: Suy nghĩ “cả hai”.
Người nghèo: Suy nghĩ “hoặc là/ hoặc



Người giàu hướng đến suy nghĩ “cả hai”. Người nghèo chỉ nghĩ đến “một trong hai”. Nếu bạn thật sự mong muốn có cuộc sống mà không tồn tại các giới hạn thì dù ở hoàn cảnh nào đi nữa bạn cũng nên xóa bỏ lối suy nghĩ “chỉ một trong hai” và quyết tâm để có “cả hai”.

13. Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.



Người giàu chú trọng vào tài sản của họ. Người nghèo chú trọng vào thu nhập từ công việc của họ. Thước đo sự giàu có là tài sản chứ không phải thu nhập từ công việc. Tài sản là thước đo cuối cùng và chính xác nhất sự giàu có của một người. Bốn yếu tố tạo nên tài sản là: a. Thu nhập b. Tiền tiết kiệm c. Các khoản đầu tư d. Sự “đơn giản hóa” nghĩa là để dành từ các khoản bạn chi tiêu không cần thiết.

14. Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.



Người giàu quản lý tiền của mình rất giỏi. Người nghèo không biết cách quản lý tiền. Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo không phải ở chỗ ai khôn ngoan hơn ai mà ở chỗ người giàu có thói quen đối với tiền khác biệt so với người nghèo và có tác dụng tích cực hơn.
Chỉ cần bạn dành 10% thu nhập mỗi tháng của mình gửi vào một tào khoản tiết kiệm, sau 20 năm, số tiền đó sinh sôi thành một con số khổng lồ! Một công thức Havr Eker đưa ra giúp bạn kiểm soát tiền bạc của mình là:
a. Dành 10% cho các khoản tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu
b. 10% cho tài khoản giáo dục
c. 50% cho tài khoản nhu yếu phẩm
d. 10% cho tài khoản phụ.

15. Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.





Giàu biết cách làm chủ đồng tiền của họ, Nghèo thì để tiền làm chủ của mình. Hoặc là bạn kiểm soát tiền, hai là tiền kiểm soát bạn!

16. Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.







 Người giàu vươn lên trên sự sợ hãi để hành động. Người nghèo thường để cho nỗi sợ hãi ngăn cản hành động của mình. Hành động là “chiếc cầu nối” giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Nhưng hành động được bắt nguồn từ suy nghĩ.
Không nhất thiết phải vượt qua các nỗi sợ hãi bạn mới có được thành công. Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản thì lập tức cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy những khó khăn nhưng nếu bạn sẵn sàng làm những việc khó khăn thì dường như cuộc sống lúc nào cũng đơn giản và nhẹ nhàng trước mắt bạn.

17. Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ mình đã biết hết.



Người giàu luôn học hỏi và tự nâng cao kiến thức. Người nghèo nghĩ rằng họ đã biết tất cả. Theo Havr Eker, mục đích của việc làm giàu không phải là để kiếm thật nhiều tiền mà để giúp bản thân phát triển thành con người tốt nhất trong khả năng có thể của mình.
Những người giàu thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó trong khi người nghèo lo mơ về tất cả các lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực của họ. Một người còn khả năng phát triển khi họ còn khả năng học hỏi. Đó là điều bạn không nên quên trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là khi bạn muốn mình trở thành một người giàu có!

Kết luận

Tiền chỉ là một quan niệm. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, bạn chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ của mình. Hãy bắt đầu thật sớm. Hãy mua những cuốn sách, hãy đến các cuộc hội thảo, hãy luyện tập, hãy bắt đầu nhỏ thôi. Chính những gì trong đầu bạn sẽ quyết định những gì trong tay bạn.
Tất cả mọi người đều được ông trời tặng cho hai món quà đó là trí óc và thời gian. Bạn có quyền làm mọi điều mình muốn với cả hai thứ này. Và chúng ta là những con người ưu tú nhất, đang sống ở thời đại công nghệ thông tin, hãy nắm bắt và phát huy khả năng, năng lực của mình để đem lại nguồn tài sản vô giá, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.


*** Cảm ơn bạn đọc <3
Làm đẹp Làm Đẹp Eva


14 bài học cuộc sống quý giá từ người Nhật



Nhân chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chúng ta cùng nhìn lại những bài học quý giá về cách cư xử của người Nhật dưới góc nhìn của một sinh viên Mỹ. Video clip kèm theo dưới đây là cách hành xử của trẻ em Nhật khi qua đường, chuyện thường ngày ở nước bạn nhưng rất đáng để người Việt chúng ta học tập.


Tác giả bài viết là Amy Chavez đến từ Mỹ, cô đã sống khoảng 1 năm tại đảo Shiraishi, Nhật Bản. Câu chuyện khiến người đọc thật sự thích thú với các quan sát của Amy về những bài học thay đổi cuộc sống mà bất cứ ai cũng có có thể học hỏi từ người Nhật.
1. Dù thế nào, cũng luôn đáp lại ân huệ của người khác
Ở Nhật Bản, bạn nhanh chóng học được rằng, không chỉ nhận ân huệ từ người khác dành cho mình mà phải đáp lại ân huệ đó. Hồi đáp lại ân huệ là yếu tố quan trọng để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp ở nơi đây.
Mặt khác, sự hồi đáp ân huệ không cần phải có giá trị như nhau. Ví dụ, nếu ai đó giúp bạn một tay di chuyển chiếc ghế sofa mới vào ngôi nhà của bạn, bạn có thể chỉ cần mua cho họ một loại nước giải khát để thể hiện lòng biết ơn của mình.
2. Cảm ơn người từng giúp đỡ mình khi gặp lại họ



Người Nhật Bản luôn luôn nhớ cảm ơn một ai đó khi gặp lại nhau. Nghe có vẻ hơi thổi phồng quá đáng, nhưng thật dễ chịu khi ai đó cất lời: “ Ôi, cảm ơn bạn lần trước đã chuyển đồ giúp tôi!”. Đó là một lối cư xử hết sức văn minh và tốt đẹp.
3. Thể hiện sự lễ độ khi nói “cảm ơn” hoặc “tạm biệt”

Lễ độ và cư xử một cách tinh tế rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn dừng lại trên đường phố để hỏi đường, người đi đường sẵn sàng vẽ tay cho bạn một tấm bản đồ, hoặc người bán hàng có thể đóng cửa hàng của mình chỉ để dẫn bạn đến đúng nơi bạn đang tìm. Lễ độ nghĩa là bạn sẵn sàng giúp đỡ và vị tha với người khác.

4. Ưu tiên người khác

Cách tốt nhất để cho người khác biết họ quan trọng với bạn là bằng cách đặt họ lên vị trí ưu tiên. Cho người bạn của mình miếng bánh lớn nhất, nhường chỗ ngồi dễ chịu nhất trong nhà hàng cho người thân, để khách đứng vào vị trí trung tâm của bức ảnh hoặc nướng bánh và chia sẻ nó với người hàng xóm của bạn, là một phần của cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản.
Thậm chí khách mời còn có những chỗ ngồi đặc biệt trong nhà, đối diện với những góc trưng bày đẹp nhất.

5. Sẽ không có bất cứ ai bị ra rìa trong một tập thể

Ở Nhật sẽ không có chuyện đi ra ngoài uống nước hoặc một bữa tiệc chỉ với vài người đồng nghiệp! Tất cả mọi người đều được mời! Sẽ không có khoảnh khắc lúng túng khi một số người đi “đánh lẻ” vô tình bắt gặp nhau. Tất cả những người tham dự đều có mặt trong bức ảnh mà không cần quan tâm xem đó cấp trên hay cấp dưới. Cách hành xử này sẽ dạy cho bạn cách bao dung, rộng lượng hơn với những người khác mình.

6. Tôn trọng tài sản của người khác

Chuyện nhặt được của rơi rồi giữ luôn là chuyện hiếm gặp ở Nhật Bản. Nếu ai đó để ô hoặc một đồ vật gì đó bên đường, họ chắc chắn sẽ tìm thấy nó ở đúng vị trí đó hoặc trên băng ghế gần nhất khi họ quay lại tìm.

7. Không biết xấu hổ chính là vô đạo đức

Xã hội Nhật Bản đánh giá cao sự khiêm tốn và khiêm nhường, không chấp nhận việc không biết xấu hổ. Mọi người có thể xếp hàng chờ đợi thành hàng dài mà không có bất kỳ lời phàn nàn nào.Không có bất kỳ sự bất bình nào. Không có lời nói nào cất lên, không có những tiếng thở dài đầy hoài nghi, kiểu như “Sao mọi người lại ngốc nghếch đến vậy?” không “nhìn đểu”, không có vẻ mặt nào biểu hiện “Tránh ra hoặc không ăn đấm này”.

8. Người Nhật rất biết lắng nghe

Người Nhật sẽ luôn luôn để bạn thể hiện ý kiến trước. Họ là những người rất biết lắng nghe. Lắng nghe người khác và không tìm cách chi phối trong các cuộc nói chuyện là rất quan trọng. Bằng cách lặng lắng nghe, bạn trở nên khoan dung hơn và ít phê phán người khác trong khi bạn cố gắng hiểu quan điểm của họ.

9. Tinh thần dân tộc của người Nhật

Sâu xa, mọi người dân Nhật đều cảm thấy nước họ là tốt nhất trên thế giới. Do vậy, không cần phải cố chứng tỏ với người nước ngoài rằng đất nước của họ là tuyệt vời nhất.

10. Ganbaru – khi đã làm gì phải cố gắng hoàn thành

Nhiều người trong chúng ta từ bỏ làm điều gì đó khi phát hiện ra rằng việc đó mất nhiều thời gian, tiền bạc hoặc năng lượng hơn chúng ta đã định. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, bạn phải thực hiện điều đó từ đầu đến cuối và cố gắng hết sức để hoàn thành. Người Nhật thấm nhuần tinh thần “ganbaru” (cố gắng hết sức để hoàn thành việc gì đó) vì tất cả mọi người xung quanh bạn cũng đều làm như vậy.

11. Giữ lời hứa

Ở Nhật Bản, khi ai đó hứa hẹn sẽ làm một việc gì đó, thì họ sẽ làm điều đó. Dù thế nào họ cũng sẽ không quên lời hứa. Họ sẽ đến buổi hẹn dù ngay cả khi trời mưa hay tuyết rơi. Vắng mặt không tham dự mà không thông báo trước là điều không thể chấp nhận – bạn có thể gọi tới trước báo rằng bạn sẽ không thể tham dự và xin lỗi về việc đó, hoặc bạn phải cử người khác tham dự thay thế vị trí của bạn.

12. Người Nhật rất có trách nhiệm với những gì mình làm

Trong suốt mùa World Cup ở Brazil năm 2014, các cổ động viên Nhật Bản làm cả thế giới ngạc nhiên bằng việc tự dọn dẹp khu vực của họ tại sân vận động. Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, bạn sẽ không ngạc nhiên về điều này, người Nhật luôn luôn tự dọn dẹp sạch chỗ của mình. Ngay cả trong những mùa lễ hội, cốc chén hay túi rác của ai thì người đó sẽ mang theo chứ không quăng bừa bãi.

13. Cư xử lịch thiệp

Nếu chúng ta chọn một từ để mô tả về những người Nhật, từ đó sẽ là “duyên dáng”. Tất cả các tầng lớp xã hội, không phân biệt nguồn gốc và thu nhập đều cư xử lịch thiệp. Ví dụ, không dùng ngón tay trỏ để chỉ vào ai đó hoặc vật gì đó, mà họ sẽ dùng cả bàn tay một cách tinh tế. Họ ăn mặc đẹp, tươi cười chào hỏi tất cả mọi người và dùng cả hai tay khi đưa hoặc nhận đồ vật gì cho người khác.

14. Người Nhật không “cao su”

Một trong những bài học người nước ngoài học được khi ở Nhật Bản là tầm quan trọng của việc đúng giờ, tôn trọng giờ giấc cũng cho thấy sự tôn trọng người khác. Đó là lý do vì sao bạn có thể yên tâm khi có cuộc hẹn với đối tác hoặc bạn bè người Nhật.

Năm Thói Quen Làm Việc Hiệu Quả



Trong khi bị bao vây bởi cả trăm sinh viên sau buổi nói chuyện ở Hà Nội, để thoát thân, tôi phải hứa với một bạn sinh viên là sẽ chia sẻ 5 thói quen làm việc hiệu quả nhất của tôi trong 20 năm vừa qua. Suy nghĩ lại, tôi thấy một thói quen cần hơn cả 5 thói quen dưới đây là tập nói “NO”, vì nếu không, vợ con sẽ mắng mỏ, thân thể sẽ la rầy và ngày nghỉ lễ trên bãi biển thơ mộng sẽ thành một ngày trên máy tính cho BCA.


1.      Viết ra điều phải làm
Mỗi sáng, việc đầu tiên sau khi tập thể dục là tôi tìm một chỗ vắng, với cuốn sổ và ly cà phê, viết ra 10 điều tôi dự định sẽ làm trong ngày (Things To Do). Bắt đầu bằng những việc quan trọng trước và những việc đã ghi nhớ trong các ngày qua mà chưa hoàn tất. Tất cả chỉ mất 15 phút.
Mỗi thứ hai đầu tuần, tôi kiểm lại hiệu quả những việc đã làm và chưa làm trong tuần. Mỗi ngày đầu tháng và mỗi ngày đầu năm, tôi cũng tiến hành quy trình tương tự. Thời này, tôi nghe người ta nói đây là việc “tự phê và tự tha thứ”.
15 phút mỗi ngày và 15 phút mỗi tuần, cộng với 30 phút mỗi tháng và 2 giờ mỗi năm khiến tôi mất cả thảy 111 giờ hay 5 ngày. Tuy nhiên, tôi đã tiết kiệm không biết là bao nhiêu thì giờ khỏi chạy lanh quanh vì lạc hướng, vì quên, hay vì bị những thứ lăng nhăng khác quấy nhiễu.
2.      Suy nghĩ, nói và làm chậm chạp
Hồi trẻ tôi có thói quen phản ứng rất nhanh, từ lời nói đến việc làm, đôi khi không kịp suy nghĩ. Do đó, tôi phạm nhiều lỗi lầm ngu xuẩn, nhất là khi đối phó với những cáo già của trường đời. Tôi đã lầm tưởng khi cho rằng sự nhanh nhẩu của tôi minh chứng một kỹ năng siêu đẳng và làm người đối diện thán phục. Đôi khi, tôi hứa hẹn quá khả năng thực hiện; nhiều lần, tôi quên mục đích tối hậu của mình trong phi vụ. Dĩ nhiên, nếu đề nghị đến từ một chân dài hấp dẫn, câu hỏi đầu tiên là tôi ký ở chỗ nào?
Lúc này, tôi không bao giờ trả lời một đề nghị làm ăn gì trước 10 ngày. Tôi muốn tôi và nhân viên suy nghĩ thật kỹ và khảo cứu (research) thấu đáo về nhiều góc cạnh. Khi trả lời, tôi có nhiều lối thoát (escape clauses) để phòng vệ khi phi vụ không đi theo mong muốn. Sau cùng, tôi cố ý thi hành chậm chạp mọi điều khoản để nhận rõ những lỗ hổng và để có thì giờ điều chỉnh.
Nhiều bạn làm ăn thường tiếp thị là dự án hay công ty này thuộc loại “cơ hội ngàn năm một thuở”. Tôi thấy các cơ hội ngàn năm này gõ cửa mỗi ngày khắp nơi.
3.      Đã làm thì đừng sợ


Khi đã quyết định bắt tay làm, chăm chú vào việc hoàn tất phi vụ. Luôn luôn thực tế nhận định là thách thức và khó khăn sẽ đến từng giờ từng ngày. Đây không phải là lúc than thân trách phận hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Mình hoàn toàn chịu trách nhiệm phần vụ của mình và sẵn sàng trả giá cho mọi sai lầm thất thoát. Nhìn thẳng vào mục tiêu và không sợ sệt trước bất cứ áp lực gì. Mở rộng trí óc để đón nhận đề nghị và phê bình, nhưng không bao giờ “nhận rác” từ kẻ đối nghịch hay ganh tị.
Bình tâm với kết quả hàng ngày. Sáng tạo cùng đội ngũ để tìm giải pháp, không phải để “bới lông tìm vết”. Say sưa với những khám phá mới, học hỏi mới và quan hệ mới. Vui vẻ và lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù rằng thực tại có khó khăn đến đâu. Nhưng cũng đừng bay cao quá mà hoang tưởng vô lối. Thua keo này, bày keo khác. Tiếp tục đi.
Dù trong lòng có sợ cũng phải tự bảo lòng là “can đảm”. Tự kỷ ám thị là một phương thuốc hữu hiệu cho tầm nhìn tích cực. Hollywood có câu,” đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đang đổ mồ hôi lạnh”. Phải lì lợm thôi.
4.      Giữ lời hứa
Trong bậc thang giá trị về đạo đức kinh doanh, giữ lời hứa là định chuẩn cao nhất. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, lời hứa là một “bản vị” quan trọng hơn tiền bạc nên tôi tiêu xài rất dè sẻn. Khi tôi lập một cuộc hẹn với bất cứ ai, dù với một nhân công, tôi cố gắng đến đúng giờ. Nếu một sự cố gì ngăn chận, tôi luôn điện thoại trước 10 phút để thông báo và xin lỗi.
Với những chuyện lớn hơn, trong các dự án làm ăn với đối tác, tôi luôn nói rõ những điều tôi không có khả năng thực hiện, trước khi “gáy” về năng lực của mình. Minh bạch giúp rất nhiều trong việc giữ lời hứa vì đối tác của tôi không bao giờ có những “mong đợi” ngoài tầm tay.
Quan trọng nhất là chuyện tiền bạc. Hai mươi năm qua, tôi không vay mượn một đồng nào, kể cả tiền ứng trước của các thẻ tín dụng. Việc kiếm tiền để trả lãi suất đúng hẹn là một kinh doanh thực sự gay go, nhất là trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, dù phải trả giá cao khi bán cổ phiếu thay vì trái phiếu, tôi vẫn hoan hỉ chấp nhận vì không muốn làm mất lời hứa của mình. Đặt OPM (tiền người khác) ở vị trí ưu tiên hơn tiền của mình là cách hay nhất để người ngoài tiếp tục tin cậy và làm ăn với mình.
5.      Giữ niềm tin
Ông Khổng Tử nói “vi nhân nan” (làm người khó). Ông Alan nói, làm việc kiếm tiền còn khó hơn. Dĩ nhiên, các ông quan nói, kiếm tiền dễ ẹt. Nhưng ngay cả các quan, cũng thường xuyên đối diện với khó khăn và tuyệt vọng. Đây là những lúc “niềm tin” đem lại cân bằng cho tình thế và tiếp tục giữ lửa cho hành trình.
Tôi luôn cho rằng tài sản mềm quý giá nhất của xã hội, của quốc gia, của công ty, của cá nhân là niềm tin. Ngoài sự đam mê để tìm cái vui thú vị cho mọi việc lớn nhỏ, chúng ta cần niềm tin vào sự thành công sau cùng của dự án, của lý tưởng hay của định mệnh. Hãy nhớ là thua cuộc chỉ là tình trạng tạm thời, bỏ cuộc biến nó thành thất bại. Còn niềm tin thì chưa bỏ cuộc.
Quan trọng như vậy, nên niềm tin không thể được tạo dựng hời hợt mà phải trải qua mọi thử thách, thí nghiệm, khảo sát và sàng lọc. Không phải thầy cô cha mẹ nhồi vào đầu óc từ bé, xã hội bạn bè chung quanh lập đi lập lại mà “niềm tin” thành một giáo điều bất di dịch, luôn hợp thời hợp cảnh hợp tình. “Không ngừng đặt câu hỏi” là nhắc nhở gối đầu giường của tôi, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Khi người bán hàng nhanh nhẩu “tin tôi đi hay tin đồng chí đó đi”, tôi thấy nhiều lý do để chạy và không nhìn lại.
…….
Không biết vì lúc này mưa nhiều hay vì trời đã sang thu, nên biển Long Hải vắng hẳn đi dù cuối tuần. Ngay cả những con chim, có lẽ vì vừa đọc bài “một quốc gia mỏi mệt” của tôi, nên cũng lười biếng và lơ đãng. Nhưng dù sao, tôi cũng vẫn yên bình trong góc nhỏ này của biển lớn. Đằng sau tôi, các bạn chuyên gia và doanh nhân cùng quan chức đang đăng đàn bàn luận về “giải pháp cứu bất động sản” và “hiện tượng bỏ đi của các nhà đầu tư FDI”. Các đề nghị đa dạng nhưng cốt lõi thì vần là “xin-và-cho”. Người xin và người cho đều rỗng túi.
Tôi nghĩ các con chim ngoài bãi cát thông minh hơn nhiều.
T/S Alan Phan


 *** Cảm ơn bạn đọc <3
Làm đẹp Làm Đẹp Eva

Hỏi chuyên gia

Want to attend the wedding event? Be our guest, give us a message.

Tên Email * Thông báo *

Nơi chia sẻ những thông tin hữu ích về sức khỏe & làm đẹp.
Con gái
Có 2 việc nhất định
PHẢI LÀM ĐƯỢC
XINH ĐẸP
VÀ KIẾM THẬT NHIỀU TIỀN